Tin tức

Triển vọng cổ phiếu ngành dệt may

31-07-2018

Cập nhật ngành Dệt May: Triển vọng thuận lợi hơn

Gần đây, chúng tôi đã tham dự hội thảo “CPTPP và EVFTA những tác động đối với ngành Dệt may Việt Nam” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) tổ chức và sau đây là những ý chính rút ra từ sự kiện.

CPTPP và EVFTA kỳ vọng tác động tích cực đến ngành Dệt may Việt Nam

Lộ trình: CPTPP sẽ có hiệu lực trong 60 ngày sau khi có 6 trên 11 quốc gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn. Hiện tại, Mexico, Nhật Bản và Singapore đã phê chuẩn. Việt Nam sẽ trình Quốc hội phê chuẩn vào tháng 10/2018, và VITAS kỳ vọng CPTPP sẽ có hiệu lực vào năm 2019; Khâu rà soát Hiệp định Thương mại đã kết thúc vào ngày 25/06/2018, tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu vẫn đang rà soát lại Hiệp định bảo hộ đầu tư.

Mặt khác, EVFTA ước tính có hiệu lực vào năm 2019.

Tác động:

  • Về CPTPP, Việt Nam chưa ký Hiệp định FTA với 3 quốc gia là Mexico, Peru và Canada. Tiềm năng tại thị trường Mexico và Peru ước tính nhỏ do đây cũng là hai nước sản xuất lớn trong khu vực. Mặc dù vậy, thị trường tiêu dùng lớn như Canada và Australia vẫn có tiềm năng để dệt may Việt Nam tận dụng tăng trưởng, với giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 10 tỷ USD mỗi quốc gia. Việt Nam hiện chỉ chiếm 3,5% thị phần nhập khẩu hàng dệt may của Canada và các đơn hàng từ Canada đang gia tăng trong nửa đầu năm 2018;
  • Đối với các nước còn lại Việt Nam đã ký Hiệp định FTA, CPTPP vẫn có thể phát huy lợi ích. Điều này xuất phát từ ưu điểm CPTPP có cơ chế linh hoạt hơn như có ít các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. Mặc dù CPTPP áp dụng quy định về nguồn gốc sợi, một số sản phẩm cụ thể sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP vẫn có thể hưởng mức thuế ưu đãi(187 loại vải và sợi không có trong các nước CPTPP có thể được nhập khẩu từ nước khác để dùng cho sản xuất hàng may mặc). Quy định này không áp dụng cho FTA giữa Việt Nam- Nhật Bản và Việt Nam – ASEAN, giúp CPTPP trở nên cần thiết hơn.

Triển vọng tích cực năm 2018

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16,49% YoY (6T2017: 10,42% YoY), trong đó xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 12,86 tỷ USD, tăng 15,27% YoY (2017: 8,32%) ), xuất khẩu sợi ước đạt 1,99 tỷ USD (tăng 19% YoY) và xuất khẩu vải đạt 787 triệu USD (tăng 31,83% YoY). Những diễn biến mới nhất từ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như các hiệp định FTA sắp có hiệu lực là yếu tố tiềm năng giúp tăng đơn đặt hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh này cần thận trọng, vì chúng tôi vẫn lo ngại về thay đổi chính sách kinh tế khi các quốc gia khác áp dụng thêm thuế tự vệ, cụ thể là Mỹ tăng thuế nhập khẩu đối với ngành nhôm thép. Những khó khăn trong dài hạn bao gồm Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, chẳng hạn như một số loại sợi, vải dệt và vải nhuộm. Mức lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội tăng mỗi năm và chi phí logistic tăng cao (vẫn cao hơn nhiều so với Thái Lan, Trung Quốc ...) cũng gây ra nhiều áp lực cho tất cả các công ty dệt may. Tuy nhiên, VITAS dự báo xuất khẩu năm 2018 tăng 12,2% YoY và đạt 35 tỷ USD (2017: 31,2 tỷ USD).

Về thị trường, Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 6,3 tỷ USD, tăng 9,96% YoY, chiếm 46,3% tổng giá trị xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu sợi và hàng may mặc sang Trung Quốc tăng đáng kể, trong đó xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 652 triệu USD, tăng 49,69% YoY trong năm 2017. Chi phí nhân công tăng cao của Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc có ít chính sách hỗ trợ ngành dệt may khiến sản xuất hàng may mặc của nước này giảm đáng kể, dẫn đến Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu nhiều hơn từ các nước khác. Có thể thấy xuất khẩu vải và hàng may mặc sang Nhật Bản và Canada cũng đạt mức tăng trưởng cao, 24% YoY.

Kết quả thuận lợi trong 6T2018 nhờ các yếu tố sau:

  • Các đơn đặt hàng có xu hướng chuyển sang Việt Nam để tận dụng lợi thế của FTA cũng như thu hút đầu tư cho ngành dệt may từ cả doanh nghiệp trong nước và FDI, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan và Trung Quốc.
  • Năng lực quản lý đượccải thiện và chuyển đổi công nghệ gần đây giúp tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam.

Thị phần của Việt Nam tại các thị trường chính

 

Mỹ

Nhật Bản

EU

Canada

Nga

Tổng giá trị thị trường (tỷ USD)

110

40 - 42

98 – 100

10

13

Việt Nam

9,7%

8,9%

2,9%

3,5%

1,2%

Trung Quốc

45%

72,6%

38,9%

 

 

Indonesia

5,1%

2,8%

 

 

 

Campuchia

2,6%

1,4%

 

 

 

Nguồn: VITAS

Tổng quan về cổ phiếu ngành dệt may

Mã CP

Tên Công ty

Vốn hóa (VND'000) tại ngày 20/7/2018

KQKD 6T2018

Tỷ suất cổ tức 2017

ROE 2017

P/E 2018

Doanh thu(% YoY)

LNST (% YoY)

% KH năm về doanh thu

% KH năm về LNST

TCM VN Equity

CTCP DM ĐT TM Thành Công

969.000

6,5%

-1,4%

52,0%

61,6%

2%

19%

5,63

STK VN Equity

CTCP Sợi Thế Kỷ

956.000

29,8%

69,9%

50,6%

66,3%

4%

13%

9,75

FTM VN Equity

CTCP ĐT & PT Đức Quân

808.000

1,0%

24,0%

44,0%

44,8%

8%

7%

21,22

TNG VN Equity

CTCP ĐT & TM TNG

553.000

49,0%

61,0%

54,1%

52,8%

13%

18%

3,90

TVT VN Equity*

TCT Việt Thắng - CTCP

408.000

-3,0%

2,3%

70,0%

62,9%

12%

13%

5,15

ADS VN Equity*

CTCP DAMSAN

398.000

23,9%

10,3%

42,0%

40%

19%

17%

4,75

GMC VN Equity*

CTCP SXTM May Sài Gòn

439.000

9,4%

-3,0%

45,7%

50,0%

11%

23%

6,49

GIL VN Equity*

CTCP XK KD XNK Bình Thạnh

568.000

17,0%

24,0%

66,2%

66,0%

3%

28%

3,68

VGT VN Equity

Tập đoàn Dệt may Việt Nam

4.650.000

6,8%

14,0%

45,7%

50,1%

5%

5%

11,45

EVE VN Equity*

CTCP Everpia

649.000

44,0%

20,0%

42,8%

39%

5%

5%

13,13

Chúng tôi sử dụng ước tính tăng trưởng doanh thu và LNST đối với một số cổ phiếu

Nguồn: Bloomberg, SSI Research

Các tin khác